Mang thai và sau sinh, vùng kín thay đổi như thế nào?

Âm đạo bị căng giãn

Từ quý thứ 2 thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ sản xuất một loại hormone có tên relaxin. Chính hormone này sẽ làm giãn các dây chằng và làm âm đạo bị kéo dài, làm mềm và mở rộng cổ tử cung.


Giãn tĩnh mạch âm đạo

Một số phụ nữ cũng nhận thấy triệu chứng giãn tĩnh mạch ở âm đạo và âm hộ. Hiện tượng này xảy ra ở khoảng 20% mẹ bầu nhưng sẽ biến mất sau sinh.

Môi âm hộ bị chảy máu

Nếu không biết cách vệ sinh vùng kín hoặc vệ sinh mạnh tay thì môi âm hộ rất dễ bị tổn thương và chảy máu do khi mang thai vùng này rất nhạy cảm.


Vùng kín nhạy cảm nên cũng rất dễ bị chảy máu trong thai kỳ. (ảnh minh họa)

Âm đạo bị tổn thương khi sinh

Sau khi em bé chào đời, âm đạo của các mẹ sẽ bị tổn thương nặng nề tình trạng đau đớn, bầm tím là không thể tránh khỏi. Sau sinh 6-8 tuần, tình trạng này sẽ được cải thiện.

Khâu âm đạo sau sinh là chuyện bình thường

Mặc dù cổ tử cung có thể mở đến 10 phân nhưng khi sinh nở hầu hết các bà mẹ đều bị rạch để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em bé chào đời. Sau khi bị rạch, chị em sẽ được khâu lại vết rách và sẽ mất từ 5-7 ngày để khu vực này phục hồi.


Đi tiểu không kiểm soát

Sau sinh nở, hầu hết các mẹ sẽ phải đối mặt với tình trạng đi tiểu không kiểm soát. Những bài tập Kegel sẽ giúp vùng chậu săn chắc và cải thiện đáng kể tình trạng này. Ngoài ra, chị em có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật giúp trẻ hóa vùng kín, giúp âm đạo chặt chẽ hơn sau sinh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gợi ý thực đơn cho bà bầu không tăng cân nhiều

3 yếu tố khi sinh giúp dự báo sức khỏe của trẻ

Lưu ý quan trọng khi mẹ bầu dọn nhà đón Tết