Những biến chứng nguy hiểm khi mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu

Thai phụ nhiễm bệnh thủy đậu nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào độ tuổi của thai nhi.


- Trong 3 tháng đầu thai kỳ (đặc biệt từ tuần lễ thứ 8-12): Mẹ bầu nhiễm bệnh có thể bị sẩy thai, nguy cơ thai nhi bị Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0.4%.

“Dấu hiệu để nhận biết hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo ở da, tật đầu nhỏ, bại não, đục thủy tinh thế, biến dạng chi, teo cơ, co giật, chậm phát triển tâm thần,..”, bác sĩ Hồng Thúy cho hay.

- Trong 3 tháng giữa thai kỳ (đặc biệt từ tuần 13-20): Nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%.

- Sau tuần thứ 20, hầu như không ảnh hưởng tới thai nhi.

- Nếu thai phụ nhiễm thủy đậu trong vòng 5 ngày trước và 2 ngày sau sinh, trẻ sinh ra dễ mắc phải bệnh thủy đậu lan tỏa, dễ bị biến chứng viêm phổi, viêm não.


Mức độ ảnh hưởng khi mẹ bầu nhiễm virus thủy đậu tùy thuộc vào độ tuổi của thai nhi

Mẹ bầu cần làm gì khi mắc bệnh?

“Bệnh thủy đậu không có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu là theo dõi và kiểm soát các triệu chứng. Do vậy, khi mắc bệnh thai phụ cần được nghỉ ngơi tại giường và ăn uống đủ chất, tăng cường bổ sung vitamin C để cơ thể có sức đề kháng. Đồng thời, mẹ bầu cần giữ vệ sinh thân thể để da khô thoáng, tránh làm vỡ các mụn nước”, bác sĩ Hồng Thúy chỉ cách mẹ bầu cần làm khi nhiễm virus thủy đậu.


Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng paracetamol với liều thích hợp để làm hạ sốt và giảm bớt cảm giác khó chịu. Hoặc dùng các loại kem bôi ngoài da như calamin để giảm ngứa. Đặc biệt, cần đi khám nếu thầy các biểu hiện như: ho nhiều, co giật, đau bụng, sốt kéo dài..

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gợi ý thực đơn cho bà bầu không tăng cân nhiều

3 yếu tố khi sinh giúp dự báo sức khỏe của trẻ

Lưu ý quan trọng khi mẹ bầu dọn nhà đón Tết