Tần suất di chuyển của thai nhi giảm đi

Trong giai đoạn giữa tuần 17 và 18, đa phần các bà mẹ đều bắt đầu cảm nhận được những chuyển động của em bé trong bụng. Khoảng 24 tuần, bé sẽ di chuyển mạnh hơn. Thậm chí, một số người còn nắm được rằng có một số giờ nhất định, thai nhi “hoạt động tích cực” hơn các giờ khác.

Xem thêm: hội chứng down


Ảnh: Internet

Tuy nhiên, nếu cảm thấy em bé đạp chậm hơn hoặc đột nhiên dừng đạp và không còn làm như vậy trong nhiều giờ thì tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nếu em bé dừng đạp một thời gian tương đối thì đó có thể cảnh báo cho hiện tượng nước ối quá ít do người mẹ không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Lúc này, uống nhiều nước hơn bình thường sẽ là một giải pháp tốt. 


Ngoài ra, thiếu chất dinh dưỡng và oxy trong phôi thai cũng dễ khiến cho túi ối bị rách, dẫn tới thai nhi bị sụt giảm mức độ vận động. Đồng thời, hiện tượng này cũng sẽ làm tăng rủi ro bị nhiễm trùng. 

Sau 38 tuần, nếu trẻ ít đạp, các bà mẹ cần tới các cơ sở khám sức khỏe để kiểm tra nhằm ngăn chặn rủi ro dây rốn bị sa (hiện tượng sa dây rốn) khiến cho việc cung cấp máu đến thai nhi bị đình trệ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gợi ý thực đơn cho bà bầu không tăng cân nhiều

3 yếu tố khi sinh giúp dự báo sức khỏe của trẻ

Lưu ý quan trọng khi mẹ bầu dọn nhà đón Tết